Trang chủ > La bàn thành công > Làm việc >> Những bí quyết giúp làm việc tốt dưới áp lực

Những bí quyết giúp làm việc tốt dưới áp lực

Đôi khi chúng ta thường nghĩ mình sẽ làm việc tốt hơn dưới áp lực, nhưng thực tế đó không phải là điều chính xác. Sự thật là khi làm việc dưới áp lực, chúng ta có thể phải dốc toàn sức toàn tâm để hoàn thành một công việc, nhưng sản phẩm của nó không bao giờ hoàn hảo như ta nghĩ, nó chúng thường sẽ tệ.

Trong cuốn sách nổi tiếng của hai tác giả Hendrie và J.P. Pawliw-Fry đã nêu lên được nhận định này: giữa người bình thường và người thành công sự khác biệt chính là người thành công có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực mà áp lực ảnh hưởng lên họ.

Dưới đây là những bí quyết được 2 tác giả trên nêu ra để giúp chúng ta làm việc hiệu quả với áp lực:

1. Nghĩ về áp lực như một nhiệm vụ thú vị buộc ta phải hoàn thành nhưng không đe dọa tới ta

Nói một cách đơn giản, xem áp lực như là mối đe dọa là điều nguy hiểm. Thay đổi suy nghĩ bằng cách thay vì nghĩ là tình huống nguy hiểm thì hãy cói nó như một thử thách, nhiệm vụ được giao. “Chỉ khi bạn xem nó là thử thách, bạn sẽ cảm thấy kích thích khi có được sự tập trung, năng lượng để  cố gắng nỗ lựcmột cách tốt nhất. Để tập luyện, tạo cho mình lối ‘suy nghĩ thử thách, nhiệm vụ’ trong cuộc sống thường nhật: đó không phải là một mối đe dọa hối thúc, đó chính là cơ hội,” 

2. Nhắc nhở bản thân đây đơn giản chỉ là một cơ hội trong vô vàn cơ hội

Việc suy nghĩ bản thân luôn có nhiều cơ hội sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng được rất lớn. Chẳng hạn như khi đi phỏng vấn, việc nghĩ mình sẽ có nhiều cơ hội phỏng vấn và nhận việc ở những công ty khác nữa sẽ giúp bạn coi việc phỏng vấn ở công ty hiện tại đơn giản và hiệu quả.

3. Chú ý tới quá trình hành động hơn là tập trung vô kết quả đạt được

Thay vì hoang mang lo lắng về kết quả mình làm được thì bạn nên chú tâm đến công việc mình đang làm trước, việc quá chú ý đến kết quả sẽ làm bạn bỏ qua những vấn đề xung quanh công việc của bạn hiện tại. Khi bạn chú ý đến công việc hơn thì bạn sẽ có những bước đi cụ thể và sự quan sát kĩ lưỡng để hành động thiết thực hơn.

4. Lên kế hoạch giải quyết những rủi ro tệ hại trước
"Chuyện gì sẽ xảy ra khi..? là một câu hỏi bạn nên đặt ra trước, để lường trước những hậu quả rủi ro có thể xảy ra, và khi đó bạn đã sẵn sàng cho những tình huống này.
Chìa khóa ở là việc bạn tự đoán trước những điều không mong muốn. ‘Nó phần bào bảo vệ bạn khỏi áp lực bằng cách giúp bạn chuẩn bị, và như vậy bạn sẽ không phải bất ngờ về sự cố xảy ra. Và khi đó thay vì hoảng loạn, bạn sẽ nắm bắt được tình hình, bình tĩnh và làm tiếp công việc của mình với điều kiện tốt nhất".

5. Kiểm soát bản thân

Khi bị áp lực, sẽ có lúc bạn kiểm soát được và có lúc không. Nhưng bạn càng tập trung vào những điều không kiểm soát được thì áp lực lúc đó sẽ càng tăng, lo lắng tăng, và cuối cùng là làm giảm sự tự tin của bạn. Cái mà bạn cần ở đây là tập trung vào những việc bạn có thể kiểm soát. Ví dụ như trong buổi phỏng vấn, bạn đừng để đầu óc bận tâm về những chuyện như: có ai khác hơn mình cũng nộp đơn cho vị trí này không, người phỏng vấn có đang thiên vị không, có thích trang phục của mình không. Điều bạn cần làm duy nhất là: hãy sẵn sàng cho họ thấy là bạn là người phù hợp với vị trí đó.

6. Nhớ lại quá khứ thành công của bạn

‘Việc nhớ lại những thành công trong bạn đã làm trong quá khứ sẽ giúp phát sinh sự tự tin. Trước đây bạn đã làm được đó thì bây giờ bạn cũng sẽ như vậy. Khi bạn cảm thấy bản thân mình tốt thì bạn sẽ sẽ loại bỏ được âu lo vả tập trung vào công việc tốt hơn,’ hai tác giả viết.

7. Hãy tích cực trước và trong những khoảnh khắc bị áp lực lớn

Nuôi dưỡng một thái độ tích cực sẽ mang lại cho bạn những điều tốt đẹp. Theo hai tác giả ‘Tin tưởng vào một kết quả thành công có thể giúp bạn không bị lo lắng, vốn làm cho bạn cạn kiệt suy nghĩ và bị xao nhãng. Khi bạn có thái độ tích cực, lo lắng và sợ hãi sẽ bị mất đi, giúp bạn hành động tự tin.

8. Chia sẻ áp lực

Khoa học chứng minh rằng nói cho ai đó nghe về áp lực của bạn sẽ giúp bạn giảm stress. Ngoài ra nó còn mang lại cho bạn những lợi ích khác: việc chia sẻ các cảm giác cho giúp bạn ‘kiểm tra chúng, thử thách tính thực tế và nhìn nhận những tình huống mang tính áp lực một cách thực tế.’ Cũng có thể người được bạn chia sẻ sẽ cho bạn một vài phản hồi, điều mà bạn không bao giờ có được nếu chỉ ‘đơn thân độc mã’mà chịu đựng.

Hãy nhớ điều này: có thể bạn không phải là người duy nhất đang bị áp lực. Nếu bạn đang bị áp lực về một dự án nào đó thì rất có thể rằng nói ra điều đó sẽ giúp cho mọi người ít cảm thấy bị đơn độc hơn.

Len dau trang