Trang chủ > La bàn thành công > Làm việc >> Nghệ thuật giải quyết xung đột trong công việc

Nghệ thuật giải quyết xung đột trong công việc


Xung đột trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Xung đột để phát triển thì không cần bàn đến, vấn đề đặt ra là cách giải quyết các xung đột gây cản trở công việc?

>> Khó khăn khi làm việc nhóm

Ta có thể hiểu, xung đột là quá trình mà trong đó, một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình đã bị phương hại hoặc đối lập với bên khác. Như đã nói ở trên, xung đột có thể mang đến những kết quả tích cực hay tiêu cực, tùy vào bản chất và mức độ của xung đột mà ta có những cách giải quyết cho phù hợp.

 

xung đột

Khi có xung đột trong công việc (Nguồn: Internationalsea)
 

1. Dùng sức ảnh hưởng:


Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách dùng quyền lực của mình có được từ cấp bậc, vị trí, chuyên môn hoặc dựa vào khả năng thuyết phục.

Phương pháp này được áp dụng khi:

- Vấn đề cần giải quyết một cách lập tức, nhanh chóng phải đưa ra quyết định.

- Người ra quyết định biết chắc rằng mình đúng.

- Xung đột không xảy ra định kì và không mang tính lâu dài.

2. Phương pháp cùng nhau hợp tác:


Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách làm hài lòng tất cả mọi người có liên quan trong vấn đề gây nên xung đột. Đảm bảo ai cũng được thỏa mãn.

Được áp dụng khi:

- Vấn đề xảy ra là rất quan trọng, đồng thời có đủ thời gian để tìm hiểu và đưa ra cách giải quyết vẹn toàn nhất.

- Trong nhóm đã tồn tại nhiều mâu thuẫn, cần được giải quyết để gây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên.

3. Phương pháp tránh né:


Phó mặc cho các bên tự định đoạt, hoặc một người thứ ba nào đó giải quyết. Các bên không cùng nhau tham gia tranh luận, cho nên dù kết quả có như thế nào thì mọi người cũng không có ý kiến, và thường thì phương pháp này gây nên tích tụ thêm những bất mãn.
 

xung đột
Người thứ 3 can thiệp (Nguồn: duonglinh)

 

Được áp dụng trong trường hợp:

- Vấn đề không quá quan trọng.

- Việc tranh luận chỉ càng mang thêm rắc rối.

- Người thứ 3 có cái nhìn đúng đắn và cách giải quyết tốt hơn.


4. Phương pháp nhượng bộ:


Một bên sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình để giữ hòa khí, mà không đòi hỏi bên còn lại phải làm tương tự.

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp:

- Mối quan hệ này rất quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu.

- Vấn đề là quan trọng đối với người khác hơn bản thân mình.

* Điểm khác biệt giữa phương pháp nhượng bộ và né tránh đó chính là phương pháp nhượng bộ quan tâm đến mối quan hệ, còn né tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ.

5. Phương pháp thỏa hiệp:


Là trường hợp mà mỗi bên chịu nhường một bước để cả 2 bên đều cảm thấy thoải mái.

Dùng trong trường hợp:

- Không có nhiều thời gian, vấn đề cần giải quyết nhanh chóng.

- Nếu không bên nào chịu nhường nhịn thì hậu quả là rất nghiêm trọng.

 


Vui vẻ giải quyết xung đột (Nguồn: Topsun)

 

Lời khuyên:

Xung đột có thể gây làm mất tính đoàn kết cũng như hiệu quả trong công việc. Trước khi giải quyết xung đột cần tìm hiểu nguyên nhân và bản chất xung đột một cách thấu đáo để tìm được phương thức giải quyết thật sự phù hơp.
 

 

Theo Ky nang.

Len dau trang