Trang chủ > Sổ tay học hỏi > Phong cách sống >> Những cách tiết kiệm tiền thông minh

Những cách tiết kiệm tiền thông minh


Dùng cước điện thoại trả trước giúp bạn không mất một khoảng tiền thay vì cước trả sau.

Nhưng trước tiên, bạn cần triệt để thực hiện thay đổi thói quen sinh hoạt của mình

Đây là nguyên tắc đòi hỏi phải được đảm bảo đầu tiên trước khi đến với các cách tích cóp chi tiết.

Bạn có thể bắt đầu từ việc kiểm tra những hoá đơn quan trọng thường dùng để xem xét những khoản có thể tiết kiệm hoặc cắt giảm. Một số hoá đơn cần chú ý:

Điện thoại di động – Theo kinh nghiệm, khi bạn dùng điện thoại di động gói trả sau thì dường như bạn sẽ “nói quên ngày tháng” dù bạn vẫn luôn tự nhắc “nói nhanh thôi” thì số tiền thanh toán hàng tháng của bạn gần như không giảm. Nếu có thể, bạn hãy chuyển sang sử dụng những gói trả trước bình thường hoặc các gói trả trước đặc biệt của nhà mạng. Cách này có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản nhất định vì dễ kiểm soát được thời lượng gọi mỗi lần của mình.

Internet – Với Internet bạn có thể thực hiện nhiều công việc mà chi phí thật “cạnh tranh” và không cần phải đi đâu xa xôi. Bạn có thể sử dụng các dịch vụ được phát triển trên internet như mua hàng (thường bạn sẽ chỉ mua những thứ thật sự cần khi mua hàng online), liên lạc bằng mail, chat, gọi điện qua skype, yahoo messenger, Google talk,... với bạn bè, người thân, đối tác thay cho gọi điện thoại và nhắn tin.

Phòng tập gym – Bạn thực sự đến đó thường xuyên và tham gia đầy đủ các buổi tập chứ ? Nếu có, thì bạn có thể bỏ qua khoản thanh toán này cũng được. Nếu ngược lại, thẻ thành viên của bạn thỉnh thoảng mới được dùng thì bạn có thể ngừng việc tham gia tại đây. Hầu như mọi người vẫn có nhu cầu sở hữu một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối chứ không phải một thân hình chuẩn như người mẫu hay cuồn cuộn cơ bắp như vận động viên. Do đó, thay vì đến các phòng tập, bạn hãy tham gia đi bộ, đạp xe hay đánh cầu,... ở công viên với chi phí bằng 0.

 


Đi xe đạp thay vì đến phòng tập gym giúp bạn vừa khỏe lại vừa tiết kiệm tiền.

Tham gia câu lạc bộ, theo dõi báo chí – Hãy dành thời gian để kiểm tra lại danh sách các tổ chức có thu phí mà bạn tham gia; các loại báo, tạp chí bạn thường mua. Sau đó, bạn hãy lọc ra những tổ chức hoặc báo chí nào không thật sự cần thiết, không mang lại hiệu quả cho bạn và xem xét việc ngừng tham gia các tổ chức hoặc mua các đầu báo, tạp chí đó.

Điện – Tiết kiệm điện là chuyện cũ nói lại nhưng lại có hiệu quả tích luỹ nếu bạn thay đổi tốt các thói quen sinh hoạt của mình. Đơn giản chỉ là bạn hãy tắt các thiết bị điện bất cứ khi nào không cần thiết. Và khi mua sắm các thiết bị điện, hãy lưu ý chọn dùng các sản phẩm được áp dụng kỹ thuật tiêu tốn ít điện năng. Kết quả mang lại khi bạn thực hành nghiêm túc là số tiền tiết kiệm được mỗi tháng và giảm được tác động xấu đến môi trường.

Thuốc - Nếu ai đã đi khám bệnh thì đều biết (hầu như) tiền thuốc cũng nhiều hơn tiền khám! Trong trường hợp này, bạn có thể đến những nhà thuốc tin cậy để chuyển đổi đơn thuốc của bạn sang những nhãn hiệu khác nhưng tác dụng thuốc tương tự.

Ô tô, xe máy - Bạn có thể vẫn thay dầu, bảo dưỡng xe thường xuyên nhưng hãy tự mình rửa xe nhé (nếu có thể, bạn hãy kéo các thành viên trong gia đình như vợ/chồng mình cùng tham gia để tăng thêm sự gắn bó).

 


Tự rửa xe ở nhà là một trong những cách tiết kiệm chi tiêu.

Tích cóp từ những chuyện nhỏ như con cánh cam:

1.Thông minh khi mua sắm ở siêu thị - Một số điểm bạn cần lưu ý trước khi đi siêu thị như liệt kê danh sách hàng hoá cần mua, không mua sắm trong tình trạng bụng đói,...

2.Đừng mang thẻ tín dụng của bạn bên mình trong một tháng - Những lần đầu, bạn có thể sẽ cảm thấy rất khó chịu, bị giới hạn nhưng từ từ bạn sẽ quen dần và không “vung tay quá trán” khi mua sắm. Ngoài ra, khi thực hiện mua bằng tiền mặt bạn cũng nhớ về những lần mua sắm của mình nhiều hơn.

3.Giả vờ như bạn sẽ không có thu nhập trong 2 tháng và định ra số tiền cụ thể để chi tiêu trong 2 tháng đó. Hãy thử cách này, khá thú vị đấy! Hoặc bạn có thể đưa hạn mức tiêu dùng hàng tuần, hàng tháng. Các chính sách chi tiêu này sẽ thử thách khả năng “kiềm chế” trong việc chi tiêu của bạn.

4.Kiểm tra định kỳ tình trạng các thẻ thanh toán  – Nhờ thói quen này, bạn có thể không phải “khó chịu” khi phải trả cho ngân hàng các loại phí mà trước đó bạn không hề biết.

5.Lập file theo dõi các khoản chi hàng tháng của bạn trong một năm – Việc làm này giúp bạn theo dõi được cách chi tiêu của mình và sự tăng giảm của giá cả. Sau một năm, bạn có thể vừa tổng kết chi tiêu vừa đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế của chính phủ.

Một số mẹo lặt vặt đơn giản khác cho bạn thêm tích cóp:

Bỏ ống heo tiền xu thừa, giữ lại đồ vật cũ để tái sử dụng cho mục đích khác hoặc bán phế liệu.

Săn hàng secondhand trên các website mua bán lớn (Chodientu, 5giay, Ebay, ...).

Cải tiến bộ lọc tiết kiệm xăng cho xe máy.

Hạn chế số lần ăn uống bên ngoài.

Hạn chế thanh toán trễ các phí sinh hoạt để tránh các khoản cước phạt cho hoá đơn nước, điện, internet,  điện thoại,..

 

Len dau trang