7 Cách nhìn người của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh.
“Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”, đễ biết được bụng dạ, tâm can của một người không thể xét đoán qua vẻ bề ngoài. Vậy nên Gia Cát Lượng đã đưa ra 7 phẩm chất đặc biệt cần hội tủ đủ ở một người là: Chí, biến, thức, dũng, tính, liêm, tín.
Tào Tháo và Lưu Bị luận bàn thiên hạ.
1. “Chí” Dùng đúng sai đễ xét hỏi chí hướng của đối phương
Câu này có ý nghĩa là đưa ra vấn đề đúng sai rõ ràng để hỏi đối phương nhằm xem xét chí hướng của đối phương như thế nào, thái độ có đặc điểm gì, cũng là để xem lập trường của người này. Muốn đánh giá một người có đáng trọng dụng hay không, đầu tiên phải hiểu được cách nhìn nhận của người đó có phải tích cực, chính xác hay không? Bởi vì trung thành là điều quan trọng nhất, cũng là yếu tố cơ bản nhất. Kẻ làm tướng nếu như không phân biệt rõ địch và ta thì hậu quả là vô cùng thảm hại. Theo Gia Cát Lượng, “chí” là yếu tố đứng đầu.
Khổng Minh thuyết khách tại Giang Đông.
2. “Biến” Dùng câu hỏi truy vấn đễ xem khả năng ứng biến của đồi phương
Đưa ra một vấn đề rồi cùng tranh luận với một người sẽ có thể thấy rõ được khả năng ứng biến nhanh nhạy của một người. Người có khả năng ứng biến giỏi, nhanh nhạy họ có thể chuyển bại thành thắng, mở một con đường mới cho bản thân và người đi theo mình. Ở vào những tình huống tưởng như không có lối thoát nhưng họ vẫn tìm được con đường ra.
Chu Du thử thách Khổng Minh bằng 10 vạn mũi tên.
3. “Thức” dùng mưu kế của mình đễ đánh giá kiến thức của đối phương
Trong công việc kinh doanh, vấn đề con người là vấn đề quan trọng hàng đầu. Có nhà kinh doanh thành đạt cho rằng, cách dùng người tốt nhất là ủy quyền và kín đáo xem xét. Tức là cho nhân viên một số quyền hạn để họ có một khoảng không hoạt động nhưng sẽ kín đáo giám sát quá trình làm việc của anh ta, thứ nhất xem xét khả năng và hiểu biết của anh ta khi xử lý công việc. Thứ hai là xem xét thái độ làm việc của anh ta. Thứ ba nếu thấy anh ta lệch khỏi quỹ đạo có thể kịp thời ra tay uốn nắn, ngăn chặn tổn thất.
Triệu Tử Long dũng cảm hơn người.
4. “Dũng” đặt ra những tình huống nguy khốn đễ xem dũng khí của đối phương
Ý nghĩa của câu này là đưa ra những sự tình nguy khốn, khó giải quyết để tìm hiểu dũng khí và khả năng quyết đoán của đối phương. Điều này rất quan trọng đối với những người làm tướng, những người đứng đầu. Trong hoạn nạn có thể thấy được chân tình, gặp được khó khăn quẫn bách sẽ biết được dũng khí và quyết đoán của một người. Đứng trước áp lực, khốn quẫn ở trước mặt, thách thức ở ngay trước mặt, sự tình biến hóa mới có thể nhìn thấy được dũng khí của một người.
>> Đễ tự tin hơn bạn cần phải.
>> 7 Cách nhìn người của Gia Cát Lượng (Phần 2)
(Còn tiếp)