Trang chủ > Rubik > Khám phá bản thân >> Khám phá tài năng bản thân phần 1

Khám phá tài năng bản thân phần 1

Tài năng của bạn không phải lúc nào cũng luôn luôn phải hữu ích nhưng nó là điều làm nên con người bạn. Học cách khám phá tài năng để xây dựng nó thành kỹ năng có thể mất một thời gian và công sức nhưng kết quả đem lại là bạn đã biết được điểm mạnh của mình và sử dụng nó một cách hiệu quả.

PHẦN 1: TÌM KIẾM TÀI NĂNG

1. Đừng chờ đợi cho đến lúc tài năng xuất hiện.
Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có tài đánh guitar cho đến khi bạn thử và chơi nhạc cụ đó. Hãy tìm những thứ khiến bạn hứng thú và thử học nó. Bạn sẽ không bao giờ khám phá ra tài năng của mình nếu bạn không thử. Hãy đối mặt với những trở ngại và thách thức để tìm thấy khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Đặt mục tiêu là thử một thứ gì đó mới lạ mỗi tuần. Có thể bạn vẫn không khám phá cái gì bạn giỏi nhất và hơn người ta nhưng có thể bạn sẽ thấy guitar khiến bạn cảm thấy dễ chịu và đánh đàn làm bạn vui vẻ, sau đó bạn tiếp tục học thì nó cũng như một tài năng của bạn.
Hãy ra ngoài và thử các môn thể thao bạn chưa từng thử như câu cá, leo núi, đạp xe, trượt tuyết và biết đâu bạn lại thấy khả năng tiềm ẩn của mình ở đó.
2. Thử những việc dễ.
Điều gì bạn thường xuyên yêu thích làm mà không cần phải suy nghĩ, Hãy coi thử sở thích của bạn liệu có khả năng liên quan tới tài năng của bạn hay không. Nếu bạn thích dành cả ngày để đọc sách, nhảy múa, .. vậy thì có thể bạn không có tài năng nấu nướng rồi.
Nếu bạn còn là học sinh, vậy thì bài tập môn nào là dẽ nhất với bạn, còn môn nào là khó nhất? Hãy nghĩ xem và có thể môn học bạn thấy dễ là tài năng của bạn.
Để ý những gì mà người ta thường nghĩ về bạn. Đó là cách thông thường để nhận biết tài năng của bạn thông qua những đánh giá, nhận xét tích cực của người khác về bạn. Hãy thử hỏi gia đình bạn, giáo viên và bạn bè để khám phá điểm mạnh của mình.

3. Thử thách với những việc khó.
Bạn có sợ sân khấu, hay là sợ nói trước đám đông? Điều gì khiến bạn cảm thấy không tự tin và lo sợ? Hãy mạnh dạn đối mặt và thử thách bản thân với những việc bạn sợ. Bắt đầu học tất cả mọi kỹ năng khác nhau để bạn có thể biết được mình giỏi ở đâu.

4. Theo đuổi đam mê.
Hãy theo đuổi đam mê đến tận cùng để xem có phải tài năng của bạn đang bị giấu ở đó. Thậm chí nếu bạn đam mê những thứ không liên quan tài năng cho lắm như là coi phim, tv… có thể bạn vẫn có tài năng kể chuyện hay là phân tích nhân vật – con người. Hoặc là bạn có tài đánh giá góc quay. Các nhà phê bình phim đều bắt đầu từ con đường này.

5. Theo dõi từng thành công nhỏ.
Nếu bạn cảm thấy bản thân thật bất tài, có thể là vì bạn đã quên mất những thành công nhỏ bé của mình . Hãy chú ý đến những điều mình đã đạt được, dù lớn hay nhỏ, để xác định những thứ mà bạn có thể có tài năng. Hãy suy nghĩ rộng hơn, sáng tạo hơn về những thành công đó vì có thể nó liên quan đến tài năng và khả năng của bạn. Có thể bạn là một người chuyên tiệc tùng, nghe có vẻ không “tài năng” cho lắm nhưng thực tế là có thể bạn có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, giao tiếp mà nó sẽ giúp bạn đi tới thành công. Hoặc cũng có thể bạn có tài lãnh đạo và quản lý.

6. Bỏ qua TV.
Những chương trình như “Vietnam got talent” thể hiện tài năng ở một cách hiểu quá hẹp. Nếu bạn không có một giọng ca đỉnh, khả năng giả giọng nhiều người, nhiều con vật hay bất cứ tiếng động nào… thì bạn sẽ bị coi là không có tài. Điều đó là không đúng. Có tài không có nghĩa là nổi tiếng, là nổi trội hay là phải biểu diễn được. Nó có nghĩa là sự cống hiến, suy nghĩ sáng tạo, sự chú ý đến từng chi tiết. Hay còn nghĩa là sự tò mò hết độ để tìm thấy và phát triển khả năng bẩm sinh thành kỹ năng. Bạn phải khám phá ra chúng.
Len dau trang