Trang chủ > La bàn thành công > Học tập >> Lẩu băng chuyền và người thích trì hoãn

Lẩu băng chuyền và người thích trì hoãn


Cuộc sống có không ích bài học bổ ích đễ giúp chúng ta trưởng thành hơn hoặc cải thiện bản thân, từ những bài học nhỏ xung quanh cho đến lời khuyên hay kinh nghiệm đến từ các chuyên gia như Steve Jobs và những câu nói để đời, còn nhiều hơn thế nữa. Vậy ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một vấn đề nhức nhói mang tên trì hoãn, trong giới trẻ và đặc biệt là học sinh, sinh viên
 

Thời gian thì không chờ đợi những người trì hoãn (Nguồn: image.slidesharecdn)

Nếu từng đi ăn lẩu băng chuyền, hẳn bạn sẽ khoái cảnh ngồi ăn mà như ngồi trong quán bar. Nước lẩu đặt trước mặt, món ăn để trên băng chuyền thành vòng rồi lăn qua. Đủ loại trên trời dưới bể, tôm cua thịt cá... thích món nào gắp món đấy. Bệnh trì hoãn đã xuất hiện

Vì nhiều lựa chọn quá mà sức chứa có hạn nên thực khách dễ rơi vào cảnh gác đũa ngồi ngắm. “Tôm tươi thế, à mà thôi, cứ coi sao đã”, “Dĩa bò cuốn cầu kì phết, mà cái đĩa phía sau nhìn lạ hơn, nghiên cứu cái đã, vội gì"


Con lăn cứ quay, băng chuyền cứ chạy. Xoay một vòng, khách chọn được món tôm và bò cuốn có vẻ ưng ý nhất, chờ băng chuyền đến là gắp. Bệnh trì hoãn trở thành một phần của cuộc chơi.

Nhưng... ai đó lấy mất rồi còn đâu. Người khác thì đã gắp đầy bát. Còn vị khách ngồi than thở, ngẩn ngơ

Ta gọi đó là bệnh KÉN CHỌN, thích TRÌ HOÃN

Thời sinh viên giống như một bữa tiệc lẩu băng chuyền trải dài tới 4 năm. Cơ hội dàn đều ra với tất cả mọi người chả cần đợi đến lượt. Ấy thế mà vẫn có người ăn no, có người bụng đói. Là sao?

Là vì KÉN CHỌN, TRÌ HOÃN.

Muốn tham gia hoạt động, nhưng bữa nào vui thì đi, không vui thì nghỉ, hoặc phải rủ bạn đi cùng mới chịu.

Muốn làm thêm, nhưng thấy lương thấp, giờ giấc gò bó thì thôi...ở nhà cho khỏe, có học bổng batachi lo rồi. Mai này đi làm kiếm tiền to mới thích, hổng ham bon chen kiếm tiền nhỏ.

Muốn đi học thêm cho giỏi ngoại ngữ. Nhưng chỗ uy tín thì ngại tốn tiền. Chỗ giảm giá thì ngại chất lượng kém. Lại thôi ở nhà down tài liệu free về tự học. Được vài bữa quăng sách quăng vở vì chán, vì không có tính tự giác.

Muốn đi chơi, đi phượt như người ta, nhưng hễ thấy xa là ngại. Ở nhà cafe chém gió du lịch qua màn hình nhỏ.

Muốn kinh doanh nhưng nghĩ hồi lại sợ, sợ có người làm rồi, sợ vất vả, sợ phá sản. Dự án ý tưởng Startup mấy chục trang mãi chưa qua nổi bước Start.

 

Lẩu băng chuyền và người thích trì hoãn ( Nguồn: AYP)

Cộng thêm bệnh lười kinh điển của sinh viên, lại càng ngại. Cái gì khó khăn, phức tạp là đẩy ra xa, bắt xếp hàng. Hôm nay không làm thì mai làm. 4 năm cơ mà, lo gì.. Đến khi tốt nghiệp mới giật mình. Bạn bè hồi xưa thua kém, giờ đứa nào đứa ấy kinh nghiệm đầy ắp, ngoại ngữ tinh thông. Mặt mày tự tin coi chuyện ra trường kiếm việc nhẹ tựa lông hồng. Nhìn lại mình CV vài dòng lơ thơ thông tin cá nhân, trình độ học vấn. Nghĩ đến chuyện phỏng vấn xin việc là thấy mướt mồ hôi. Lúc ấy tiếc nuối thì đã muộn.

Đêm về gác tay lên trán “Giá như, giá như,...”

>> 
Chinh phục mục tiêu với qui tắc 90-90-1

 
Theo AYP
Len dau trang