Trang chủ > Rubik > Khám phá bản thân >> Dấu hiệu chứng tỏ bạn là người có EQ thấp

Dấu hiệu chứng tỏ bạn là người có EQ thấp


EQ thấp là nguyên nhân gây nên stress và những gây khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến của bản thân. Nếu IQ là bẩm sinh thì EQ hoàn toàn có thể rèn luyện được.

>> Những biểu hiện không giống ai của người thông minh

EQ hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc là yếu tố gây ảnh hưởng đến cách chúng ta điều khiển hành vi, định vị các mối quan hệ xã hội phức tạp và đưa ra những quyết định trong từng tình huống cụ thể. Không phải IQ mà EQ mới chính là yếu tố then chốt quyết định thành công của một người.

 

cảm xúc
Cảm xúc của một người (Nguồn: Kynang)

 

Bằng cách nhận diện những dấu hiệu của một người có EQ thấp và loại bỏ chúng, bạn hoàn toàn có thể cải thiện và nâng cao trí thông minh cảm xúc của mình để đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
 

1. Dễ bị stress:


Khi chúng ta kìm nén cảm xúc, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và buồn bã. Những cảm xúc không được giải tỏa lâu dần sẽ khiến cơ thể và tâm lí mệt mỏi và chán nãn. Người có EQ thấp thường chỉ xuôi theo cảm xúc lo lắng, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích… để quên đi căng thẳng.

Những người có EQ cao sẽ không làm vậy mà họ sẽ có cách kiểm soát tốt hơn, họ tìm cách giải quyết phù hợp trước khi mọi chuyện trở nên xấu đi.

2. Không dám khẳng định bản thân:


Người có EQ thấp không thể nào cân bằng được sự đồng cảm và mềm mỏng với ý kiến của bản thân. Họ thường sợ làm người khác phật ý mà không dám bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân của mình.

Ngược lại người có EQ cao sẽ biết cách cân bằng và xác lập ranh giới rõ ràng cho cả 2 việc trên. Họ không dễ bị kích động hay vì người khác mà cảm thấy tiêu cực hoặc bị động. Họ không cho phép các cảm xúc bột phát làm tạo ra kẻ thù.

3. Đưa ra quan điểm một cách vội vàng và cố chấp bảo vệ chúng:


Người có EQ thấp thường vội vàng đưa ra ý kiến cá nhân và loay hoay mãi trong đó. Bởi điều mà họ quan tâm đến chỉ là những bằng chứng ủng hộ quan điểm của mình mà bỏ qua các bằng chứng mang tính phản biện.

Người thông minh cảm xúc sẽ suy nghĩ một cách thấu đáo, họ biết đâu là điều phải cân nhắc suy nghĩ cẩn thận; và biết tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác để bản thân hoàn thiện hơn.

4. Cố giữ mối thù hằn và không biết buông bỏ:


Việc níu giữ thù hằn chỉ mang đến thếm stress và muộn phiền cho chính bản thân mình, làm ảnh hưởng tiêu cực cho tâm trí và thể chất của bản thân. Người có EQ cao không dành thời gian để oán hận.
 

tức giận
Giữ hận thù trong lòng (Nguồn: Genk)

 

5. Ám ảnh sai lầm:


Khi gặp phải sai lầm người có EQ cao buông bỏ nhưng không lãng quên chúng, họ dùng nó để làm kinh nghiệp và bài học cho bản thân, từ đó giảm thiểu những sai lầm trong tương lai.

Ngược lại người có EQ thấp sẽ luôn bị cảm giác sai lầm ám ảnh, gây nên nỗi bất an và sợ hãi. Bí quyết tốt nhất để tránh cảm giác này là hãy biến sai lầm thành bài học để áp dụng vào chính trong vấn đề đó, bạn sẽ không còn bị sai lầm ám ảnh.

6. Không nổi giận


Thật là một quan niệm sai lầm khi nghĩ rằng người thông minh về cảm xúc là người luôn luôn tỏ ra thân thiện, luôn che giấu cảm xúc không phải lúc nào cũng hay. Bạn phải cho người khác biết rằng bạn cũng biết buồn bực hay giận dữ, đôi khi nhờ vậy mà bạn giải quyết được nhiều vấn đề.

7. Cái tôi quá lớn:


Nếu bạn thực sự hiểu rõ bản thân, bạn sẽ không dễ tự ái trước những lời nói hay hành động của người khác.
Người sở hữu chỉ số EQ cao thường rất tự tin và cởi mở, thậm chí họ còn có thể tự chế giễu mình hoặc để cho người khác true chọc bởi chính bản thân họ mới là người thấu hiểu bản thân họ rõ nhất.

 

Theo cafebiz.

Len dau trang