Khi bị rắn độc cắn, các biện pháp cần thực hiện là loại bỏ nọc độc và hạn chế sự lan tràn của nọc độc. Công việc này phải tiến hành càng nhanh càng tốt, thực hiện trong vài phút đầu tiên ngay sau khi bị cắn. Một vài điều cần chú ý khi xử trí là:
– Khẩn cấp đặt nạn nhân ở tư thế nằm, hướng dẫn nạn nhân nằm yên để làm hạn chế sự lan truyền của nọc độc. Đối với trẻ em, không cho trẻ tự đi hoặc chạy vì có thể làm cho nọc độc lan ra toàn thân.
– Cần rửa sạch vết thương bị rắn cắn với nhiều nước, nếu có nước muối hoặc thuốc sát khuẩn có thể dùng để rửa vết thương nhằm loại bỏ nọc độc.
– Chườm nước đá lạnh ở vết thương bị rắn cắn. Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức ở vùng có vết rắn cắn vì nó có thể gây nên sự chèn ép sau này khi vùng có vết cắn bị sưng phù lên.
– Nếu bị vết rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, cần băng ép ở phía trên vết thương bằng loại băng thun, băng được cuộn vòng cho tới sát nách hoặc háng. Chú ý không được thắt dây ga rô như phương pháp cũ trước đây. Sau đó nên bất động tay hoặc chân bằng nẹp gỗ như trong các trường hợp bất động gãy xương để làm hạn chế sự lan truyền của nọc độc.
– Phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Cần giữ cho nạn nhân nằm yên trong suốt quá trình vận chuyển, chú ý để phần vị trí vết thương do rắn cắn thấp hơn so với vị trí của tim để hạn chế sự lan tỏa nhanh của nọc độc. Tốt nhất là vận chuyển bằng cáng khiên.
– Nếu con rắn được phát hiện và bị giết chết sau khi cắn, cần mang theo con rắn cùng nạn nhân đến bệnh viện để xác định danh tính loại rắn độc và bác sĩ sử dụng loại huyết thanh trung hòa nọc độc phù hợp.
Nổi bật