3 điểm yếu của giới trẻ Việt khiến họ khó thành công
Quan niệm của giới trẻ Việt ngày nay là “Work smart, not work hard” đã đi ngược lại với quan niệm của bao đời nay là “Cần cù bù thông minh”. Yếu tố chăm chỉ hay cần cù sẽ trở thành thứ yếu nếu bạn thực sự tìm ra được cách làm việc thông minh. Nếu ai cũng tự cho mình là người thông minh thì chúng ta, những người trẻ, hơn nhau ở điểm gì? Đó chính là thời gian làm việc, là sự chăm chỉ và sự đầu tư cho công việc của mình – theo lời ông Nam Đỗ, hiện là Founder Emotive Systems, và UP Coworking Space phân tích.
Anh Nam Đỗ sau khi trở về từ Silicon Valley và UP Coworker Space đã cùng nhau phân tích và chỉ ra 3 khó khăn về nhân sự khi giới trẻ Việt.
CEO Nam Đỗ - Founder Emotiv Systems (nguồn: cafebiz)
Tính lười của giới trẻ Việt
Tại Silicon Valley, thời gian làm việc thông thường là từ 14 đến 16 tiếng một ngày, và làm 7 ngày trong một tuần. Trong khi đó các bạn Việt Nam, kể cả khi các bạn mới ra trường đều tính đến việc ra về khi chỉ mới 6 hay 7 giờ tối, chưa kể đến thời gian nghỉ trưa.
Nói chung con người ai cũng nghĩ mình thông minh, vậy thì các bạn cũng chỉ còn có thể cạnh tranh nhau ở man-hour. Hai người giỏi như nhau, thì mọi người chỉ còn có thể cạnh tranh nhau ở thời gian làm việc. Ai làm được nhiều việc hơn và hiệu quả hơn thì người đó thắng.
Sức khỏe nguồn nhân lực có giới hạn
Giới trẻ Việt trong cộng đồng startup thể hiện rõ nhất điều này khi thường các bạn trẻ không thể làm xuyên đêm nhiều ngày liên tiếp được. Theo CEO Nam Đỗ đã tầm 40 tuổi nhưng tháng nào cũng làm xuyên đêm 2 ngày liên tiếp, còn khi anh còn trẻ thì tuần nào cũng làm xuyên 2 ngày. Trong khi các bạn 9x ngày nay thì chỉ làm với 20% năng lực thực sự. Cũng theo ông Nam Đỗ, các bạn trẻ chỉ có thể làm vài phần trăm khi làm qua đêm thứ 2, trong khi nhóm làm việc của ông có thể làm đến 85 đến 90% năng lực ở ngày thứ 2 hay 3 liên tiếp.
Cuối cùng là thiếu kinh nghiệm
Giới trẻ ngày nay hầu hết quá hấp tấp khi hoạt động startup . Tại thung lũng Silicon Valley đa phần mọi người bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 35, lúc đó thì ít nhất bạn cũng đã có từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm làm việc cũng như quản lý. Còn ở Việt Nam thì các bạn mới ra trường, đi làm được 1 vài năm đã tính đến việc mở doanh nghiệp riêng của mình. Các bạn chưa có kinh nghiệm dày trong mảng kinh doanh, kiến thức chưa có nhiều mà công nghệ trong lĩnh vực thì chưa đáng kể.
Kinh nghiệm thương trường là cái mà các bạn trẻ startup luôn thiếu
(nguồn: inet)
Nguồn: cafebiz