Trang chủ > La bàn thành công > Tư duy >> Phương pháp thay đổi để đạt thành công

Phương pháp thay đổi để đạt thành công


"Điều duy nhất không thay đổi đó chính là sự thay đổi" muốn thành công bạn không thể đứng yên mãi một chỗ mà ao ước cuộc đời theo ý mình. Vậy làm sao để thay đổi tốt hơn?

>> 4 thói quen của người thành công


Tình cờ đọc được chia sẻ của anh Nguyễn Hoàng Nam - thành viên group Quản trị và khởi nghiệp, tôi thấy rất hay và rất hữu ích cho bất cứ ai đã, đang và khao khát thành công, cuộc sống là một sự xoay vòng không ngừng nghỉ, bắt kịp nhịp điệu và làm việc một cách thông minh chính là bí quyết của sự thành công.

Trong các thị trường tài chính chứng khoán, hàng hóa, forex... có 1 khái niệm "mô hình tạo Gap (khoảng trống)", đó là khi giá đóng cửa phiên này ở mức A, nhưng trong thời gian đóng cửa, do một biến cố nào đó (tin tức chính trị như Donald Trumph tuyên chiến với Triều Tiên, hoặc tin kinh tế như bơm gói kích cầu, hoặc ngân hàng trung ương nới lỏng định lượng QE...) thì khi mở cửa phiên tiếp theo, giá sẽ nằm ở mức B, cách mức giá A một khoảng. Và khoảng trống đó người ta gọi là Gap. Nhiều dân tài chính rất thích những khoảng gap này vì theo quy luật, sớm muộn gì giá cũng có xu hướng chạy theo "mô hình lấp Gap", và họ canh để giao dịch theo hướng đó.

 

Trong tâm lý con người cũng tồn tại một Gap như vậy. Chúng ta phải biết rằng quá khứ có sức mạnh rất đáng gờm, vì những gì đã qua đều có vẻ vĩ đại hơn hiện tại. Niccolò Machiavelli, nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị nước Ý thời Phục Hưng, nhà lý luận đầu tiên của nền chuyên chính tư sản có 1 câu nói nổi tiếng: "Không có gì khó hơn, không có gì nguy hiểm hơn, là việc khởi động một trật tự mới cho mọi việc." Khi chúng ta thay đổi một điều gì đó đã quá quen thuộc, là chúng ta đã tạo ra một Gap, và tâm lý con người rất sợ sự hỗn loạn sắp ùa vào để lấp đầy khoảng trống đó.

Ban đầu, lúc chúng ta còn máu lửa, nhiệt huyết với những tương lai sáng ngời mà sự thay đổi tích cực sẽ mang đến, chúng ta rất hăng hái, nhưng khi lửa nguội dần, thì chúng ta lại hoài niệm quá khứ. Đó chính là tâm lý của con người. Nếu bạn để ý sẽ thấy xung quanh bạn, hoặc chính bạn đã trải qua những giai đoạn đó. Có thể là bạn hừng hực lửa, quyết tâm thay đổi mọi thứ ngay sau khi bạn mới tham gia một khóa học kiểu "Chỉ trong sáu tuần bạn có thể trở thành người giàu có" (ở đây tôi tạm không bàn tới vấn đề đúng/sai và chất lượng của khóa học), hoặc đầu năm nay, bạn đăng ký tập gym để có 1 thân hình mơ ước (theo thống kê thì hàng năm, số hội viên các phòng tập tăng 12% trong tháng sau tết, vì người ta cố gắng thực hiện mơ ước sống 1 cuộc sống lành mạnh trong năm mới), hoặc quyết tâm dậy sớm chạy bộ hàng ngày để giảm cân... Trung thực đi nào, bạn DUY TRÌ ĐƯỢC BAO LÂU? Tự bạn có câu trả lời rồi nhé.

 

từ bỏ
Ngay lập tức chán nản khi bước qua giai đoạn máu lửa (Nguồn: Quachtuankhanh)

 

Vây bây giờ, câu hỏi đặt ra, chúng ta phải làm gì để thay đổi? Tôi xin trình bày phương pháp thay đổi của Stan Goldberg, tiến sĩ và giáo sư danh dự chuyên ngành Rối Loạn Giao Tiếp, Đại học San Francisco và tiến sĩ tâm lý học nổi tiếng James O. Prochaska, chuyên gia về lĩnh vực lập kế hoạch thay đổi bản thân:

- Thứ nhất:


Chia nhỏ hành động ra. VD bạn muốn đến công ty trước 8h sáng, bạn phải viết ra giấy các hoạt động như sau : Thức dậy, vệ sinh buổi sáng, ủi quần áo, thay quần áo, ăn sáng, đi đường, mua 1 ly cafe, gửi xe dưới tầng hầm, đi thang máy.... – tất cả những hành động đó phải làm xong trước 8h sáng.

- Thứ 2:


So sánh hậu quả nếu thói quen hiện tại tiếp tục và kết quả tốt khi bạn thực hiện những hành vi thay đổi. Nếu những hành vi mới đem lại kết quả tốt hơn thì những nỗi sợ khi thay đổi sẽ dần mất đi. VD nếu bạn ko đi làm đúng giờ, bạn sẽ bì trừ lương, bị sếp chửi, bị viết bảng kiểm điểm, và có khả năng sẽ bị đuổi việc nếu công ty cơ cấu nhân sự.

- Thứ 3:


Những hành động củng cố cho việc thay đổi thì cần thiết cho sự thay đổi lâu dài. VD Tự thưởng cho bản thân khi đạt được kết quả, và tận hưởng thành quả của sự thay đổi như việc đến sớm sẽ cho bạn thời gian thoải mái làm một số việc riêng trước khi bắt tay vào công việc như pha trà, đọc báo, lướt FB....

- Thứ 4:


Tiến hành thay đổi những bước nhỏ. Mọi thứ đều có tốc độ tự nhiên của nó; khi thay đổi thì những điều không thoải mái sẽ xuất hiện. Do đó, sự thay đổi chỉ có thể tiến hành hiệu quả nhất khi bạn thay đổi từ từ, để cho những hành vi mới trở nên tự động hóa. Theo nghiên cứu, bạn sẽ dễ thay đổi thành công hơn khi mục tiêu của bạn tiến bộ một cách từ từ, thay vì thay đổi một cách đột ngột.

Lấy VD là anh Nguyễn Đức Sơn, tôi bắt đầu theo dõi các bài viết của anh về quá trình anh bắt đầu chạy bộ từ 5km, rồi một vài tuần sau tăng dần lên 6, 7km,.... và hiện giờ, nếu tôi không nhầm thì anh chạy được 25km mỗi ngày (sau khoảng hơn 1 năm). Còn giả sử ngày đầu tiên anh chạy 5km, ngày hôm sau ảnh tăng lên 25km, thì aha....ok, được rồi, tôi sẽ không nói xấu người sáng lập group.

- Thứ 5:


Đơn giản hóa quá trình thay đổi. VD thay vì phải chờ thang máy từ tầng trệt lên tầng 3, bạn có thể đi bộ lên.

- Thứ 6:


Chuẩn bị đối phó với những vấn đề sẽ xảy ra. VD đoạn đường từ nhà tới công ty thường kẹt xe, bạn có thể đi sớm hơn một chút, hoặc chọn con đường khác xa hơn nhưng ít kẹt hơn.

- Thứ 7:


Hiểu lý do vì sao bạn thành công hay thất bại để áp dụng những chiến lược thay đổi hành vi. VD mỗi buổi sáng bạn sẽ phân tích lý do vì sao mình đi trễ để cải thiện, chẳng hạn là do việc chờ thang máy mỗi buổi sáng tới 15ph do tòa nhà đông người, thì bạn nên đi cầu thang bộ.
 

suy nghĩ
Phân tích lí do (Nguồn: vannghe)

 

- Thứ 8:


Phân loại những hoạt động hữu ích và vô ích trong việc đạt mục tiêu. Loại bỏ những hoạt động vô ích và tăng cường những hoạt động hữu ích. VD sau khi phân tích các thói quen buổi sáng, bạn sẽ chọn việc lên công ty gọi cafe thay vì đến quán cafe quen thuộc mua trước khi vào công ty.

- Thứ 9:


Thường xuyên xem xét lại kế hoạch của mình. Hằng ngày bạn cần xem xét lại mình đã thay đổi như thế nào và tại sao, hậu quả của thành công và thất bại. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, sự nhắc lại, lặp lại sẽ làm gia tăng khả năng thành công.

- Thứ 10:


Nhờ người khác giúp đỡ. Không phải tất cả hành vi mới bạn đều có thể tự học. Thỉnh thoảng bạn nên nhờ bạn bè giúp. VD bạn không thể dậy được lúc 6h sáng cho dù có hẹn giờ, bạn có thể nhờ đồng nghiệp gọi điện cho bạn vào lúc 6h.

- Thứ 11:


Thực hành trong nhiều hoàn cảnh. Nếu bạn muốn thực hiện 1 hành vi mới ở những môi trường khác nhau, bạn cần thực hành nó trong nhiều hoàn cảnh tương tự ( Theo T.F.Stokes và D.M.Baer - đó là điều quan trọng để duy trì những hành vi mới). Ví dụ : Trong tuần đầu tiên , bạn cố gắng đi làm đúng giờ. Trong những tuần tiếp theo, bạn cố gắng đi hẹn cafe, đi chơi với bạn bè đúng giờ.

- Thứ 12:
 

Kiểm soát môi trường sống của bạn. Sau khi xác định những yếu tố có lợi và ảnh hưởng đến việc thay đổi, bạn cần loại bỏ những yếu tố bất lợi và tăng cường yếu tố có lợi. Bởi vì những hành vi mới rất dễ biến mất, nếu bạn không bảo vệ, không củng cố hành vi đó thường xuyên. VD: Thức quá khuya sẽ khiến bạn khó dậy sớm, vì vậy bạn nên ngủ sớm. 22h tắt máy tính, lên giường nằm lăn qua lăn lại 1 hồi cũng ngủ được thôi.

- Thứ 13:
 

Sử dụng vật ghi nhớ. Bởi vì 1 hành vi mới tập sẽ chưa quen thuộc và chưa trở nên tự động hóa, bạn sẽ dễ dàng quên nó. VD bạn dùng chức năng phần mềm, cứ đến 22h là tự động tắt máy tính hoặc hiện lên 1 thông báo đi ngủ.

Một điều cần ghi nhớ, khi bạn lên kế hoạch cho những thay đổi lớn thì thường đem lại thất bại lớn. Vì vậy bạn hãy tập trung vào một loạt những thành công nho nhỏ, những thay đổi nhỏ. Những thành công nhỏ sẽ làm tăng cường cảm nhận về giá trị bản thân, còn 1 thất bại lớn sẽ tàn phá cảm nhận về giá trị của bạn. Tôi xin nhấn mạnh một điều đã nói ở đầu bài, hãy thay đổi từ từ, đừng để tạo ra 1 cái GAP trong cuộc sống của bạn.
 

Theo anh Nguyễn Hoàng Nam- Group Quản trị và khởi nghiệp.

Len dau trang